Đọc truyện Full

Chương 1

1

Lúc bố tôi gọi điện báo tin ông nội mất, còn một tuần nữa là tôi thi đại học, bố khăng khăng bắt tôi phải về nhà ngay.

Thầy chủ nhiệm khuyên để hôm trước khi đưa ông lên núi rồi hẵng về, bây giờ về cũng không giúp được gì nhiều, đây là thời khắc quan trọng nên chúng tôi không thể buông lỏng được.

Tối hôm đó, bố tôi đi xe máy đến trường, bố cãi nhau với giáo viên chủ nhiệm rất lâu, nói rằng hôm nay tôi không về thì sẽ muộn mất, nên ông đã c.ư.ỡ.n.g chế đưa tôi đi.

Khi bố đưa tôi vào làng thì trời đã tối, đêm nay không có ánh trăng, với ánh sáng vàng nhạt từ đèn pha xe máy của bố gần như không thể nhìn thấy đường đi, may mắn là còn quen thuộc đường.

Cách cổng làng vài trăm mét có một cây cầu, nhìn từ xa có thể thấy những ngọn nến thắp sáng hai bên, đặc biệt bắt mắt vào lúc nửa đêm.

Tôi không khỏi ôm chặt lấy eo bố, ông bị đau quát lên: “Con muốn c.hế.t à, có gì phải sợ chứ.”

Ông phóng xe qua cầu với tốc độ cao, hai hàng nến theo sau, theo hướng xe máy đi qua, ngọn nến cũng sắp tắt, nhưng nó vùng vẫy mấy lần rồi lại bùng lên.

Tôi quay đầu nhìn ánh nến trên cầu, bị giật mình sợ hãi, một con mèo đen ở cạnh cầu đang nhìn thẳng vào tôi, nếu không có đôi mắt xanh thẫm đặc biệt bắt mắt dưới ánh nến ấy, tôi đã không phát hiện ra sự tồn tại của nó.

Về đến nhà, trong sân đã dựng một cái rạp nhỏ, giữa nhà treo một bóng đèn mờ, gió đêm thổi qua, bóng đèn lập loè chiếu sáng cả khoảng sân.

“Đồng Nguyệt về rồi, nhanh lên, đeo cái này lên đi.”

Mẹ vừa thấy tôi, liền đeo cho tôi chiếc khăn hiếu được căng bằng sợi dây gai, đúng như tên gọi, mặc gai mặc hiếu.

Tôi nhìn đồng hồ thì thấy đã hơn chín giờ tối, trong sân đã bày mấy bàn mạt chược, một số họ hàng mà tôi biết đã tụ tập, một số người không chơi mạt chượt thì ngồi cắn hạt, ăn đậu phộng, buôn dưa lê.

Khi thấy tôi quay về, tất cả đều như đang chờ để xem kịch, trên mặt họ không có chút bi thương mà một đám tang thường có.

Bố kéo tôi vào gian nhà chính, thi thể của ông nội đã được đặt vào quan tài và đóng đinh lại.

Tôi không thể lý giải được, là một đạo sĩ, việc nhiều nhất mà ông nội tôi làm là giúp đỡ người khác, tôi cũng từng đi theo ông nội nhiều lần, biết rằng đóng đinh phải đóng khi đưa quan tài lên núi, và đúng ngày mới được đóng, trước đó chỉ đậy nắp lại thôi.

Tôi chưa kịp hỏi thì bố đã đẩy tôi một cái, khiến tôi loạng choạng quỳ trước quan tài của ông nội.

“Mau thắp mấy nén nhang lên quan tài của ông nội rồi lạy ba lạy.”

Tôi nhanh chóng làm theo, lúc tôi định đứng dậy, bố tôi đã giữ lấy vai tôi, nói:

“Đêm nay con sẽ canh giữ cây đèn trường thọ của ông nội, con nhớ không được để đèn tắt”.

Tôi nhìn chiếc bát sứ dưới quan tài, bên trong không biết đựng thứ dầu gì, một chiếc bấc đã được ngâm trong dầu, chỉ lộ ra một phần ngọn để thắp sáng.

Bố tôi lấy cây nhang ra, dùng một đầu nhang châm vào đầu đèn, ngọn lửa bỗng sáng hơn rất nhiều.

“Nếu tối nay con để ý mà thấy ngọn lửa ngày càng nhỏ đi thì cứ làm như bố làm vừa rồi.”

Lúc bố đang định rời đi, tôi lập tức ngăn ông lại, hỏi: “Chỉ có mình con thôi ạ?”

“Mấy ngày tới con phải đề phòng, không được ra khỏi nhà. Hãy nhớ lời ta dặn, đừng để đèn tắt.”

Ông mạnh bạo lôi bộ quần áo tôi đang cầm ra rồi bước ra ngoài.

Lúc này tôi mới nhìn lại đồ đạc trong gian nhà chính, quan tài của ông nội đặt ở bên phải, được đỡ bởi hai chiếc ghế dài bằng gỗ, bên dưới là chiếc đèn thường xanh mà tôi vừa nhắc đến.

Phía trước có một cái lư sắt đựng gạo, trong có cắm hương, giữa chánh điện có một cái lư sắt khác bên trong có tro của giấy tiền.

Ngay trước chánh điện là bàn thờ gia tiên, trên có ảnh chân dung của ông nội tôi, trước mặt là một bát sứ đựng cơm và hương.

Tôi tìm một chiếc ghế dài nhỏ, ngồi cạnh quan tài, mãi đến khi bình tĩnh lại tôi mới nhận ra bọn họ đều ở trong sân, chưa từng đến gian nhà chính.

2

“Mẹ, sao anh con vẫn chưa về?”

Bình thường có chuyện gì tốt đẹp đều tìm anh ấy, sao những việc như trông đêm này lại đến tay tôi rồi, mà tôi về đã được một lúc lâu cũng chưa thấy anh ấy đâu. Không thể nào chỉ đón mình tôi về được, ông nội thương thằng cháu đích tôn này nhất mà.

Mẹ tôi có chút bối rối, ngập ngừng nói: “Lúc còn sống ông nội thương con nhất, sao đến thời khắc cuối cùng được ở bên ông mà con còn đùn đẩy.”

Tôi chưa kịp mở miệng thì mẹ đã hét lên:

“Để mẹ đi lấy đồ cho con ăn để còn sức mà canh”.

Thấy bà ấy không muốn nói tiếp, tôi im lặng, lấy điện thoại ra nhắn tin cho anh trai, nhưng nhắn mấy lần anh ấy cũng không hồi đáp, điện thoại đổ chuông rất lâu cũng không có ai trả lời. Không biết đã biến đi đâu rồi.

Mẹ tôi nhanh chóng bưng một tô mì tới, chỉ đứng ở trước cửa rồi đưa cho tôi, tôi nhìn bà khó hiểu, vừa cầm bát mì đặt lên chiếc ghế trống bên cạnh, tôi chưa kịp hỏi gì thì bà ấy đã chạy đi mất.

Không hiểu sao, kể từ khi tôi trở về, mọi người ở đây đều hành động kỳ lạ, thậm chí cả bố tôi cũng không thấy đâu nữa.

Tôi ngồi trên chiếc ghế nhỏ ăn mì, nhìn chiếc quan tài đen, càng nghĩ càng thấy kì quái, không biết họ đang sợ cái gì?

Ăn xong mì, tôi đặt bát cạnh cửa gọi mẹ mấy lần nhưng mẹ không ra, tôi tức giận đến mức hét lên:

“Tào Huệ Phân, Tào Huệ Phân, Mẹ!”

Tiếng hét thu hút sự chú ý của mấy người đang chơi bài trong sân, tôi có chút xấu hổ đành phải quay vào nhà.

Thấy nén hương vừa rồi đã gần tàn, tôi thắp lại, lạy lạy mấy cái rồi mới đứng dậy.

Tôi tìm một cái đệm đặt lên ghế rồi ngồi xuống, nhìn linh đường đầy khói nhang, tôi không khỏi bật khóc, tôi vẫn không biết ông nội tôi đã c.h.ế.t như thế nào, lần cuối tôi gặp ông nội là một tháng trước, lúc đấy sức khỏe ông vẫn rất tốt, vậy mà vào giây phút ông ra đi tôi lại không thể về với ông được

Ông nội là một đạo sĩ nổi tiếng khắp nơi, dù là đám cưới, bói toán, xem mồ mả, trừ tà, làm bùa,… đều tìm đến ông

Tôi còn nhớ có một đứa bé bị sốt, sốt suốt một hai ngày, nó đến bệnh viện, hết tiêm rồi uống thuốc nhưng vẫn không đỡ, không hạ nhiệt độ.

Sau đó đưa đến cho ông nội xem, ông bắt một con gà, dùng máu của mào gà vẽ bùa lên trán đứa trẻ, sau đó ông nắm một nắm gạo và niệm chú, vừa đánh đứa trẻ vừa lấy gạo ném vào mặt vừa niệm chú.

Một lúc sau, đứa trẻ vừa rồi còn không có sức lực đã có thể chạy quanh sân đuổi gà mấy vòng.

Cha mẹ cậu bé nhanh chóng cảm ơn, muốn biếu ông tiền nhưng ông nội từ chối, nói rằng đó chỉ là chuyện nhỏ, không cần tiền, ông chỉ nhận 12 tệ tiền lá bùa, vậy là họ không nợ nần gì nữa.

Ngồi buồn chán, tôi nhận ra sợi dây gai trên người dính đầy dầu mỡ và có mùi rất lạ, vừa rồi tôi không để ý đến.

Tôi muốn tháo nó ra để thay một sợi dây gai khác, bố tôi xuất hiện, mặt trầm xuống, đứng trước cửa, gầm gừ nói với tôi:

“Con hãy thành thật mà ở lại đây, trong mấy ngày nữa không được ra khỏi gian phòng này, sợi dây đang đeo cũng không thuộc tháo xuống cho đến ngày đưa ông nội lên núi.”

“Nhưng, sợi dây này có mùi lạ.”

“Không nhưng với nhị gì hết, mọi người đều phải đeo sợi dây đó, chỉ có con là lắm chuyện.”

Nói xong, ông ấy lại rời đi.

“Bố, con muốn đi vệ sinh, không ra ngoài thì làm sao đi được?”

Nhà vệ sinh ở quê đều ở phía sau nhà, phải đi đường vòng. Nếu không cho tôi ra khỏi nhà này, thì sao đi vệ sinh được.

Ông ấy nhìn tôi giận dữ, nói: “Đợi đấy!” rồi đi thẳng sang con đường bên cạnh.

Một lúc lâu sau, người chơi bài trong sân đều giải tán, bố tôi cũng không quay lại, hơn nữa tôi cũng không nhịn được nữa, nhìn ra ngoài sân cũng chẳng có ai cả. Nhà bên cạnh đã tắt đèn, tôi không khỏi cảm thấy ấm ức.

Đợi thêm năm phút nữa, cơn buồn tiểu càng trở nên mạnh mẽ, tôi không thể nhịn được nữa, nói vài lời xin lỗi với ông nội rồi đi ra ngoài, lập tức bật đèn pin điện thoại di động lên rồi đi đến nhà vệ sinh phía sau nhà, đi vệ sinh xong tôi chạy về gian nhà chính, cảm thấy tội lỗi.

Nhưng khi vừa quay lại, có thêm một con mèo đen nằm trên quan tài của ông nội tôi, đôi mắt xanh đậm của nó ngơ ngác nhìn tôi, tôi rùng mình, nổi hết cả da gà, trong lòng dâng lên một nỗi sợ hãi không thể giải thích được.

Tôi chưa kịp đuổi con mèo ra ngoài thì bố tôi cùng một ông già bước vào nhà.

“Mèo đen nằm trên quan tài, sắp xảy ra chuyện lớn. Sao lại để nó vào nhà?”

Bố tôi đi thẳng về phía tôi, giơ tay lên, tôi chưa kịp phản ứng thì đã tát tôi một cái thật mạnh, tôi không chịu nổi lùi lại mấy bước, tai ù đi.

Tôi thấy ông ấy há miệng la hét mấy lần, sau đó tôi nghe rõ ràng một câu: “…Muốn chết thì đừng kéo cả nhà theo.”

Phải rất lâu sau tôi mới nghe lại được, khi tôi định giải thích thì bố tôi lại quát lên, cứ lặp đi lặp lại mấy chữ đó.

Ông mắng tôi bất tài, cho tôi đi học, bỏ làm ruộng, không quan tâm đ ến sự sống chết của gia đình, giờ ông nội mất rồi, việc nhỏ như vậy tôi cũng không làm được, ông ấy không biết sinh tôi ra để làm gì.

Vốn dĩ nghe những lời này cũng quen rồi, bình thường thì tôi sẽ bỏ qua, nhưng hôm nay không thể nhịn được nữa, tôi khóc:

“Con đã ngồi đây từ khi về đến nhà, nhìn thấy con về thì mọi người đều đi mất, đến một bóng ma còn không thấy, giờ lại trách con, con gấp đi vệ sinh, sao biết được con mèo đen này sẽ chạy vào chứ.”

Thấy tôi vẫn phản bác, bố tôi càng mắng chửi dữ dội hơn, tôi chỉ ngồi im nhìn ông mà không nói một lời.

Ông ấy càng mắng càng kỳ quái,đám tang ở những gia đình khác thường là con trai và cháu trai canh linh đường, nhưng đến nhà tôi thì chỉ có đứa cháu gái là tôi canh giữ.

Có lẽ ông ấy càng tức giận khi thấy vẻ mặt thờ ơ của tôi, nên đã cầm xẻng sau cửa định đánh tôi, ông già đi cùng liền ngăn lại, thuyết phục ông ấy bình tĩnh lại, còn cần tôi để canh giữ linh cữu, không thể đánh tôi được.

3

“Cháu gái, cháu phải canh giữ linh cữu này, nhớ kỹ, không được bước ra khỏi cửa nữa nhé.”

Ông già nhìn tôi chăm chú, tôi không kìm được mà bước lùi lại, có chút sợ ông ta.

“Nhưng mà không thể không cho con đi vệ sinh chứ.”

Ông ta liếc nhìn bố tôi, bố tôi liền nói:

“Không cần thiết thì đừng có uống nước, lát nữa bố sẽ mang cho con một cái bô, muốn đi vệ sinh thì đi ở đó đi.”

Ông già liền ngắt lời bố tôi:

“Không, những thứ như vậy không được để trong linh đường, xung khắc.”

Bố tôi mím môi, hồi lâu sau mới nói:

“Ngày mai bố sẽ đi mua một cái bô mới rồi để ở dưới chuồng lợn, con muốn đi vệ sinh thì đi ở đấy, tuyệt đối không được rời khỏi cái nhà này.”

Tôi không hiểu tại sao tôi không thể rời khỏi đây. Tôi đang định phản bác thì bố tôi lại nóng nảy quát lên, tôi đành giữ im lặng, ngồi quay lưng về phía họ.

Ông lão đành phải gọi bố tôi đi, trước khi đi ông ta cũng nói:

“Nhớ kỹ, đừng bao giờ rời khỏi ngôi nhà này nữa, đừng để bất cứ thứ gì khác bước vào”.

Đến nửa đêm, tôi ngủ gà ngủ gật, lật qua lật lại điện thoại mãi cũng không biết chơi gì cho đỡ chán. Tôi gảy bấc đèn trường thọ, ngọn lửa trở nên sáng hơn rất nhiều, tôi nhìn ngọn lửa đến xuất thần, bất tri bất giác lại ngủ thiếp đi.

“Cộc cộc cộc!”

Một âm thanh kì lạ đột nhiên vang lên, tôi giật mình tỉnh dậy, ngoài nhà vẫn còn tối, bấc đèn trường thọ dưới quan tài suýt chút nữa rơi vào dầu rồi tắt lịm, tôi vội vàng lấy hương gảy nó lên, ngọn lửa lại bùng sáng. Tôi lắc đầu cho tỉnh táo, lấy điện thoại ra xem giờ, mới có mấy phút mà ngọn nến như đã cháy rất lâu, dầu đã hụt đi rất nhiều.

“Cộc cộc cộc!”.

Âm thanh vừa nãy lại xuất hiện, trong màn đêm yên tĩnh thì càng rõ ràng hơn. Tôi đứng dậy đi đi lại lại nhưng vẫn không tìm thấy âm thanh phát ra từ đâu.

Tôi ngẩng đầu nhìn ra ngoài nhà, bên ngoài chỉ có vài tiếng dế kêu, không có tiếng kêu như vừa rồi. Tôi trở vào nhà ngồi xuống thì lại vang lên tiếng “cộc cộc cộc!”, tôi sợ đến mức nhảy dựng lên, lần này thì nghe rõ ràng tiếng động đó phát ra từ quan tài.

Tim tôi đập thình thịch, tôi không thể kiềm chế được sự run rẩy, chân đứng không vững được nữa, lúc này tôi mới nhận ra rằng khi một người trong trạng thái vô cùng căng thẳng, sẽ không thể cử động được.

“Mẹ ơi!”

Tôi gần như không nghe thấy âm thanh mình phát ra. Tôi cố gắng hét thêm vài lần nữa, nhưng tất cả những gì tôi có thể phát ra chỉ là tiếng th ở dốc. Mẹ tôi ở rất xa nên chắc chắn không thể nghe thấy.

Đúng lúc đó, gà trống bên ngoài gáy:

“Ò ó o o…”

Tiếng kêu rõ ràng và vang dội như kéo hồn tôi trở lại, tôi ngã xuống, lết thân thể trên mặt đất, mãi mới bám vào được vách ngăn ở cửa, tôi muốn bám vào để kéo cả người ra bên ngoài.

“Mẹ! Mẹ!”

Lúc này tôi hét lên, vui mừng rơi nước mắt:

“Mẹ! Tào Huệ Phân, mẹ…”

Tôi nhìn thấy cửa sổ bật đèn, bên trong có tiếng xào xạc. Có tiếng người đứng dậy, một lúc sau cửa mở ra, tôi nhìn thấy mẹ tôi đắp chăn mùa hè bước ra ngoài, tôi ngạc nhiên gọi mẹ. Bà ấy đi tới đứng cách cửa hai ba bước:

“Nguyệt Nguyệt, sao con lại nằm dưới đất?”

“Mẹ ơi, trong quan tài có tiếng động, con sợ quá, mẹ ơi!”

Tôi muốn bám vào bà ấy để đứng dậy, nhưng mẹ lại lùi lại hai bước, thấy tôi định trèo ra ngoài, thì liền đi tới giữ tôi lại.

“Đừng nói nhảm nữa, ông nội con đã c h ế t rồi, làm sao có thể phát ra tiếng động được nữa.”

“Thật đấy, mẹ ơi, mới lúc nãy trong q u a n t ài phát ra mấy tiếng động, con không canh đêm nữa được không? Mẹ ơi, con sợ lắm!”

“Uổng cho ông nội bình thường đối tốt với con như thế, được rồi, đừng khóc nữa, mẹ ngồi ngoài cửa này, con vào trong ngủ một lúc, lát nữa mẹ sẽ gọi con dậy.”

“Sao mẹ không vào?” Tôi nghi ngờ nhìn bà ấy.

“Còn nữa, rốt cuộc ông nội c h ế t như thế nào ạ?”

Đôi mắt mẹ tôi đờ đẫn, lâu sau mới nói.

“Mẹ làm điều này cũng là muốn tốt cho con. Đây là chuyện của người lớn, trẻ con biết nhiều để làm gì?”

“Con không còn trẻ con nữa, năm sau con 18 tuổi rồi. Có chuyện gì mà không để cho con biết chứ?”

Mẹ tôi trừng mắt: “Con muốn ngủ hay không, không thì mẹ đi ngủ đây. Thấy con có tinh thần như vậy, thế thì cứ canh một mình đi.”

Tôi vội ôm lấy mẹ, kéo bà ấy lại, rồi chạy vào căn phòng ngủ duy nhất trong nhà, nằm xuống chiếc giường ông nội đã từng ngủ.

Dù rất buồn ngủ nhưng tôi nhắm mắt lại thì không tài nào ngủ được, trằn trọc mãi trên giường, không biết mình đã thiếp từ lúc nào.

“Chạy đi, chạy đi, đừng ở lại đây, chạy đi.”

Tôi mơ hồ nghe thấy tiếng ông nội, phát hiện mình đang đứng trong sân, giọng ông nội từ bốn phía truyền đến.

“Ông ơi! Tại sao con phải chạy?”

Tôi chạy quanh sân đuổi theo âm thanh đó, sau đó tôi nhìn thấy một con đường. Tôi không chút do dự chạy dọc theo con đường, tiến vào một khu rừng tre.

Rừng tre phủ đầy sương mù, tôi không thể nhìn rõ phía trước.

Tôi hét lên gọi “ông” mấy lần nhưng không ai trả lời, khi đi loanh quanh trong rừng tre thì nhìn thấy chiếc quan tài quen thuộc. Bên cạnh quan tài là con mèo đen đã từng xuất hiện hai lần, tôi không dám đến gần, trong miệng con mèo đen ngậm một vật màu đen, nó bước về phía tôi rồi nhả ra thứ màu đen kia trước mặt, lúc này con mèo cất tiếng nói như con người:

“Mấy ngày nay bọn họ chắc chắn sẽ nhìn chằm chằm vào cô, cô sẽ không thể chạy trốn được. Ngày đưa tang, sau khi theo họ ra ngoài, hãy chạy xuống dưới cây cầu nơi lần đầu tiên cô nhìn thấy tôi, rồi cứ chạy dọc theo dòng sông. Nếu cô giữ được thanh gỗ mun này, cô sẽ không bị dòng sông cuốn trôi. Khi nào nhìn thấy rừng tre, trốn trong đó đợi trời tối thì hẵng đi. Một khi đã đi thì không được quay lại.”

“Tại sao tôi phải rời đi sau khi trời tối? Tôi biết phải đi đâu đây?”

Trước khi nó trả lời, một tiếng “cộc cộc cộc” từ xa vọng lại từ chiếc quan tài, tôi giật mình tỉnh dậy.

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, bầu trời xám xịt lúc trước giờ đã trở nên đã trở nên sáng sủa, trong tay tôi là một vật màu đen mà tôi đã nhìn thấy trong giấc mơ, nó khá nặng, tôi cầm gõ lên tấm gỗ cạnh giường, tạo ra tiếng kêu “bang bang” cứng như sắt. Có chắc nó là gỗ mun?

Tôi nhanh chóng nhét nó vào túi quần, đứng dậy và đi vào gian phòng chính. Ngọn đèn trường thọ dưới quan tài vẫn sáng. Tôi nhanh chóng thắp hương rồi lạy ông nội, tôi lại đặt hương vào lư rồi mới đứng dậy.

Phím tắt:←

Phím tắt:→

Xem thêm!
Chương sau
»


Tiểu thuyết cùng thể loại

Âm Nữ
Âm Nữ
Chị tôi là â.m nữ, bẩm sinh đã sợ ánh sáng. Mẹ tôi chưa bao giờ cho chị ra ngoài, càng không để chị ấy làm việc mà luôn cẩn thận chăm sóc, cho chị ăn ngon uống…
Bánh Đào
Bánh Đào
Năm tám tuổi, ta chế. t thảm dưới vó ngựa của Thái tử. Thị vệ cho cha mẹ ta một lượng bạc rồi đuổi đi. Cha mẹ ta cũng không thèm nhặt xá c ta, nhận bạc xong…
Cha Chó
Cha Chó
Vợ mọi người có biết nuôi chó không? Sau khi cha tôi ch/et, mẹ tôi dẫn về một con chó đen vừa to khỏe vừa hung ác, khi nó đứng thẳng lên còn cao hơn cả người. Nó…
Chờ Đông Đến Em Lại Nói Yêu Anh
Chờ Đông Đến Em Lại Nói Yêu Anh
Lê Niên Ái thầm yêu một người. Đáng lẽ là tình cảm đơn phương, thì chỉ cũng chỉ ảnh hưởng bản thân mình mà thôi, nhưng khi tình cảm cứ giữ sâu, mà càng càng lớn dần, việc…
Cục Đá Cưng Của Nữ Đế
Cục Đá Cưng Của Nữ Đế
Nữ Đế muốn dời cung, Khâm Thiên Giám chọn ra một cái núi tuyệt thế vừa hay lại là núi của tiểu sơn thần Nhạc Chức. Nhạc Chức lăn lộn hơn ngàn năm trong tiên giới, vất vả…
Cười Người Một Đời Được Như Ước Nguyện
Cười Người Một Đời Được Như Ước Nguyện
Đích tỷ mang lòng ái mộ vị thái tử mê luyến chốn thanh lâu, nàng muốn giả làm kỹ nữ để có thể lọt vào mắt xanh của thái tử. Là ta c.ưỡng ép ngăn nàng lại. Sau…

0
Bình luậnx
Đọc truyện Full